Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2017

ĐỀ SỐ 3

ĐỀ SỐ 3
Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
   Vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm. Từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua những thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù tỏa biếc; Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hóa muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tại ra một chân trời rực rỡ. Khi vầng sáng nan quạt khép lại dần, trăng vàng mịn tựa như một lốt nhạc bay lên bầu trời, ru ngủ muôn đời thần thoại.
1.           Đọc đoạn văn trên mắc các lỗi về chính tả và dấu câu. Hãy chỉ ra vả nêu cách sửa các lỗi đó.
2.           Đoạn văn trên nói về điều gì?
3.           Chỉ ra những đặc sắc về nghệ thuật của đoạn văn vừa khôi phục.
4.     Đoạn văn đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
5. Chỉ ra hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ đã được sử dụng trong câu văn cuối đoạn.
6. Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) giới thiệu vẻ đẹp thiên nhiên quê hương của anh/chị.
Câu 2.
   Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi bố ngủ rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xao bóp khỏi.
   Bố đi chân đất. bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ sương còn dẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thùng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm,… Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ, cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm.
   Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.
(Theo Duy Khánh- Tuổi thơ im lặng)
        1.     Đoạn văn trên nói về điều gì?
2.        Đoạn văn đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
3. Tình cảm của người con dành cho cha được biểu hiện qua những từ, ngữ, hình ảnh nào?
4. Phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn cuối.
5. Qua đoạn văn, ta thấy người bố có những đặc điểm gì?
       6. Từ hoàn cảnh của bản thân, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (200 chữ) trình bày trách nhiệm của bản thân đối với cha/ba/bố mình.

Câu 3.
   Nói đến những đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ không thể không nhắc đến nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.

   Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về nhận định trên./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Các bạn nhớ ghi tên người nhận xét theo cấu trúc: Lớp-Số thứ tự