Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

Luyện thi Đề 27


ĐỀ THI THAM KHẢO                                     ĐỀ 27
I.         Đọc hiểu văn bản: (3 điểm)
Văn bản 1.Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
“Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc thuyền nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn đá nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. Mặt sông rung rít lên như tuyếc-bin thủy điện nơi đáy hầm đập.”
                                        (Trích Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân)
a)      Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản và lí giải
b)      Xác định biện pháp tu từ trong văn bản và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng
c)      Hãy cho biết nội dung đoạn văn
Văn bản 2.Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.
“…Người Việt Nam có thể coi là ít tinh thần tôn giáo. Họ coi trọng hiện thế trần tục hơn thế giới bên kia. Không phải người Việt Nam không mê tín, họ tin có linh hồn, có ma quỷ, có thần Phật. Nhiều người thực hành cầu cúng. Nhưng về tương lai, họ lo cho con cháu hơn là linh hồn của mình. Tuy coi trọng hiện thế nhưng cũng không bám lấy hiện thế, không quá sợ hãi cái chết (sống gửi thác về). Trong cuộc sống, ý thức về cá nhân và sở hữu không phát triển cao. Của cải vẫn được quan niệm là của chung, giàu sang chỉ là tạm thời, tham lam giành giật cho nhiều cũng không giữ được mãi mà hưởng được. Người ta mong ước thái bình, an cư lạc ngiệp để làm ăn cho no đủ, sống thanh nhàn, thong thả, có đông con nhiều cháu, ước mong về hạnh phúc nói chung là thiết thực, yên phận thủ thường, không mong gì cao xa, khác thường, hơn người. Con người được ưa chuộng là con người hiền lành, tình nghĩa. Không chuộng trí mà cũng không chuộng dũng. Dân tộc chống ngoại xâm liên tục nhưng không thượng võ (…). Trong tâm trí nhân dân thường có Thần và Bụt mà không có Tiên. Thần uy linh bảo hộ quốc dân và Bụt hay cứu giúp mọi người; còn Tiên nhiều phép lạ, ngao du ngoài thế giới thì xa lạ. Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn. Đối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ hòa hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình.”
( Trần Đình Hựơu, Trích “Đến hiện đại từ truyền thống”, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1996)
a)      Ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên.
b)      Xác định phương thức  biểu đạt chính của đoạn văn trên.
c)      Kiểu câu ( xét theo mục đích giao tiếp) được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?
d)      Xác định phép liên kết trong hai câu sau:
“Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn.”
e)Nêu nội dung chính của đoạn văn trên
II.      .Nghị luận xã hội: (3 điểm)
“Mỗi giọt máu cho đi. Một cuộc đời ở lại”
Từ khẩu hiệu trên, hãy viết một bài văn ngắn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng tham gia hiến máu nhân đạo của nhiều thanh niên, học sinh hiện nay.
III.   Nghị luận văn học: (4 điểm)

Phân tích hình tượng “sóng” trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh. Từ đó anh/chị có cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu?

Luyện thi-Đề 28

 ĐỀ THI THAM KHẢO                                     ĐỀ 28
I.         Đọc hiểu văn bản: (3 điểm)
1)        Văn bản 1
“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn mai khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.”
                                        (Trích: “Những ngày thơ ấu” – Nguyên Hồng)
a)      Xác định phương thức biểu đạt của văn bản và lí giải
b)      Xác định biện pháp tu từ và hiệu quả sử dụng của chúng
c)      Hãy cho biết nội dung văn bản
2)        Văn bản 2
“Trăng lên. Gío mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm nằm trên dòng sông Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng. Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người”.
(Theo Hà Ánh Minh, báo Người Hà Nội)
a)      Đặt tên cho văn bản
b)      Chỉ ra phuơng thức biểu đạt chính của văn bản
c)      Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản và lí giải
d)      Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong văn bản
e)      Cho biết thái độ, tình cảm của người viết
II.      Nghị luận xã hội: (3 điểm)
Viết bài văn ngắn (Khoảng 600 từ) bàn về câu hát: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng . Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”. (Trịnh Công Sơn)
III.   Nghị luận văn học (4 điểm)

Cảm nhận của anh (chị) về tính sáng tạo của các tác giả qua một số đoạn trích trong “Sóng” của Xuân Quýnh và Đàn ghi-ta của Lorca” (Thanh Thảo)

Luyện thi - Đề 29

I.Đọc hiểu văn bản: (3.0 đ)
1)        Văn bản 1
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Nhười chết như  ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.”
                                        (Vợ nhặt Kim Lân)
a)      Ghi lại câu văn nêu chủ đề của đoạn văn trên.
b)      Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
c)      Xác định 2 biện pháp tu từ trong văn bản và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng.
d)      Hãy nêu nội dung chính của đoạn văn.
Văn bản 2:Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi.
     Ngồi trước bản thống kê với hơn 1.000 kết quả xét nghiệm huyết học được dùng cho ít nhất 2.000 bệnh nhân ( trung bình một kết quả phiếu xét nghiệm được sử dụng cho 2-5 bệnh nhân), chúng tôi không khỏi giật minh vì sự liều lĩnh của phòng xét nghiệm bệnh viện Đa khoa Hoài Đức.
     Đọc kĩ hồ sơ, chúng tôi càng choáng, bởi lẽ, nhiều bệnh nhân khác xa nhau về bệnh án, về lứa tuổi, nhưng đều dùng chung một kết quả xét nghiệm.
    Thí dụ, một kết quả xét nghiệm huyết học vào hồi 9h ngày 19-2-2013 được dung cho 4 bệnh nhân: Nguyễn Thị Nguyên – 70 tuổi, chẩn đoán lao phổi; Nguyễn Trung Nghĩa - 27 tuổi, chẩn đoán ápxe cạnh hậu hôn; Lý Thị Vân – 61 tuổi, chẩn đoán viêm phế quản của người bệnh cao huyết áp và cháu Lương Kiều Trang – 12 tuổi, chẩn đoán viêm ruột thừa.
     Với cách làm này, hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân như thế nào ai cũng có thể hình dung được!
                                                       ( Theo Dân Trí)
a)        Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
b)        Nội dung của văn bản trên là gì?
c)        Hãy đặt nhan đề cho văn bản.
II.Nghị luận xã hội: (3 điểm)
      Anh/ chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) bàn về vẻ đẹp của phong trào “Tiếp sức mùa thi” của sinh viên, thanh niên Việt Nam.
III.Nghị luận văn học: (4 điểm)
      Về nhân vật thị trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân, có ý kiến cho rằng: Đó là người phụ nữ lao động nghèo, cùng đường và liều lĩnh. Nhưng  ý kiến khác lại nhấn mạnh: Thị là người giàu nữ tính và khát vọng.
       Từ cảm nhận của mình về nhân vật, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.


Luyện thi-THPT-Đề 30

ĐỀ THI THAM KHẢO                                     ĐỀ 30
I.Đọc hiểu văn bản: (3.0 đ)
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
Văn bản 1
     Người dân TP HCM từ lâu đã xem Nguyễn Văn Minh Tiến như Lục Vân Tiên giữa đời thường và đặt cho anh bao biệt danh như “ Hiệp sĩ săn bắt cướp”, “ Hiệp sĩ đường phố”, “ Hiệp sĩ Sài Gòn”… Hằng ngày , bằng chiếc xe dream xoáy nòng, có thể tăng tốc tới …170 km/giờ, Tiến rong ruổi trên nhiều nẻo đường để truy bắt những tên cướp điện thoại, giật túi xách, nữ trang…của người dân. Không thể nhớ hết Tiến cùng đồng đội đã bắt cướp lấy lại tài sản cho bao nhiêu người, nhưng họ đã trở thành biểu tượng cho tinh thần nghĩa hiệp “giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha”.
     Để có những chiến công, các hiệp sĩ phải đổ cả máu, nước mắt và có những nỗi đau khó nói thành lời. sự việc Tuấn “Chó” dẫn đám giang hồ xách theo hung khí vào nhà chém xối xả hiệp sĩ Nguyễn Tăng Tiến vào rạng sáng 27/6 vì “tội” xâm phạm chuyện làm ăn bất chính của chúng khiến tinh thần của các anh em đồng nghiệp chấn động.
   Gian nguy, mất mát nhưng tinh thần trừ gian diệt ác trong những con người này dường như chưa bao giờ nhụt chí. Hàng ngày, họ vẫn tự nguyện rong ruổi khắp các tuyến đường để đeo bám tội phạm, ngăn chặn mọi hành vi phạm tội vì sự bình yên với mục tiêu “không để tội phạm còn đất sống”. những việc làm của họ đã trở thành biểu tượng của sức trẻ mạnh mẽ, đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm ở vùng đất  phía Nam.
a)        Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản và lí giải.
b)        Nêu nội dung của văn bản và đặt tên cho văn bản trên.
c)    Tại sao anh Minh Tiến lại được gọi là "Hiệp sĩ đường phố"?
d)        Viết đoạn văn (khoảng 10-15 câu) về tinh thần trách nhiệm cao cả của người công dân đối với xã hội.
Văn bản 2
“Trong rừng ít có lọai cây nào sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người ta bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn lõang, vết thương không lành được, cứ lóet mãi ra năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được đầu người, cành lá sum sê như những con chim đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã...Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng
                                         ( Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành)
a)        Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
b)        Ghi lại câu nêu khái quát chủ đề của đoạn văn trên.
c)        Chỉ ra 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản và nêu hiệu quả nghệ thuật của nó.
d) Viết đoạn văn trình bày vể sức sống mãnh liệt của con người VN
II.Nghị luận xã hội: (3 điểm)
Viết bài văn ngắn (Khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của em về việctrung thực trong thi cử.
III.Nghị luận văn học (4 điểm)
    Về nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, có ý kiến cho rằng: nét nổi bật ở người nghệ sĩ này là một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp thơ mộng của cảnh vật. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: vẻ đẹp sâu xa của nghệ sĩ Phùng chính là một tấm lòng đầy trăn trở, lo âu về thân phận con người.
Còn anh/chị có ý kiến gì? Qua hình tượng nhân vật Phùng, hãy làm rõ quan điểm của mình.


Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

Thảo luận qua blog

Đề tài: Làm việc nhóm qua internet: Lợi và Hại/ Ưu điểm-Nhược điểm/Chia sẻ Kinh nghiệm /Lưu ý/Phương hướng hành động/Ứng dụng thực tiễn....
1. Qua trường học kết nối
2.Qua driver
3.Qua blog
4.Qua facebook
5. Qua mail...

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

LT-Cách viết mở bài NLVH

NGHỊ LUẬN VỀ ĐOẠN THƠ
I. Mở bài:

- Dẫn dắt để giới thiệu tác giả ( đặc điểm cuộc đời, nội dung, phong cách)
- Giới thiệu tác phẩm (đề tài , cảm hứng chủ đạo)
- Giới thiệu YÊU CẦU ĐỀ
- Giới thiệu luận đề
- TRÍCH THƠ

NGHỊ LUẬN VỀ NHÂN VẬT TRONG VĂN XUÔI
I. Mở bài:

- Dẫn dắt để giới thiệu tác giả ( đặc điểm cuộc đời, nội dung, phong cách)
- Giới thiệu tác phẩm (đề tài , cảm hứng chủ đạo)
- Giới thiệu nhân vật ( tên nhân vật, đặc điểm chính của nhân vật)
- Giới thiệu luận đề

Hình tượng Rừng Xànu-Biểu tượng của sự bất diệt

Bài văn điểm 10 2006 ĐH Đà Nẵng, TS Hoàng Thuỳ Nhi 

-------------------
Nguyễn Trung Thành là nhà văn có duyên nợ gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên. Qua hai cuộc kháng chiến cùng vào sinh ra tử với những người dân nơi đây đã cung cấp cho Nguyễn Trung Thành một vốn hiểu biết vô cùng sâu rộng về mảnh đất âm vang rộn tiếng cồng chiêng trong mùa lễ hội, nơi có những người con trung dũng, kiên cường. Nếu trong kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Trung Thành - bút danh Nguyên Ngọc nổi tiếng cùng “Đất nước đứng lên”; thì trong những năm kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là những năm 1965 khi cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam đang diễn ra gay go ác liệt thì Nguyễn Trung Thành cho ra mắt người đọc truyện ngắn “Rừng xà nu”. Tác phẩm này đã là một bản hùng ca, ca ngợi cuộc sống và con người Tây Nguyên trong cuộc chiến tranh vĩ đại. Và nổi bật hơn cả trong tác phẩm chính là hình tượng cây xà nu.
Cây xà nu là một hình tượng nhân vật trung tâm trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. Xuyên suốt trong tác phẩm ta bắt gặp những cánh rừng xà nu nối tiếp nhau chạy đến chân trời. Cây xà nu là một loài cây quen thuộc, có mặt trong cuộc sống hàng ngày của người dân Tây Nguyên. “Củi xà nu cháy trong mỗi bếp lửa gia đình, khói xà nu nhuộm bảng đen cho con trẻ học chữ, đuốc xà nu rọi sáng sân nhà Ưng trong những đêm lễ hội...”. Tất cả mọi hoạt động dù lớn dù nhỏ của người dân Tây Nguyên đều có sự góp mặt của cây xà nu. Sự sống của dân làng Xô Man đều gắn liền với những cánh rừng xà nu. Khi Nguyễn Trung Thành viết : “Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc, chúng nó bắn đã thành lệ, ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và xẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác của đồn giặc đều rơi vào những ngọn đồi xà nu, cạnh con nước lớn”, nhà văn đã phản ảnh không khí căng thẳng của thời đại, gợi lên sự đối mặt quyết liệt giữa sự sống và cái chết. Nổi bật trên nền bối cảnh ấy, Nguyễn Trung Thành đã đi sâu miêu tả những đặc điểm nổi bật của câu xà nu. Cũng như bao loài cây khác, cây xà nu là một loài cây ham ánh sáng và khí trời “trong rừng ít có loài cây nào sinh sôi nảy nở khoẻ đến vậy... ít có loài cây nào ham ánh sáng đến thế” cũng có nghĩa là ham sống, khao khát muốn được vươn lên giữa bầu trời cao rộng.
Thế nhưng trong những năm tháng chiến tranh ác liệt ấy, cũng như bao cánh rừng khác của Việt Nam, rừng xà nu đã bị tàn phá rất dữ dội “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào là không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão; ở chỗ vết thương nhựa ứa ra tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt rồi dần dần bầm lại đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn”. Tuy vậy, bất chấp mọi sự tàn phá huỷ diệt của chiến tranh, cây xà nu vẫn vươn lên với một sức sống mãnh liệt “cạnh cây mới ngã gục đã có bốn, năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. Tư thế vươn lên mạnh mẽ ấy của cây xà nu như để thách thức với bom đạn của chiến tranh “đố chúng nó giết được cây xà nu đất ta”. Sức sống mãnh liệt đã giúp những cánh rừng xà nu vươn lên trong một màu xanh, hiện lên hiên ngang, kiêu dũng như một tráng sĩ “cứ thế hai ba năm sau, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho dân làng Xô man”.
Bằng nghệ thuật so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, Nguyễn Trung Thành đã dựng lên thật thành công và rõ nét, ấn tượng về hình tượng cây xà nu. Không dừng lại ở đó, Nguyễn Trung Thành còn đặt hình tượng cây xà nu vào trong quan hệ đối chiếu sóng đôi với con người mảnh đất Tây Nguyên. Nếu cây xà nu là một loại cây ham ánh sáng và khí trời, thì người dân Tây Nguyên yêu tự do, tin vào Đảng, đi theo bước chân cách mạng như muôn cây vẫn hướng vào ánh sáng mặt trời. Nếu cây xà nu bị tàn phá, huỷ diệt bởi đạn bom, khói lửa thì những người dân Tây Nguyên phải chịu bao đau thương mất mát do chính kẻ thù gây ra. Bao nhiêu người bị giặc giết chết như những cây xà nu bị chặt đứt ngang nửa thân mình, bao nhiêu người còn sống mà phải mang trong mình bao nỗi thương đau. Bằng cách miêu tả hình ảnh cây và người trong quan hệ sóng đôi như thế, Nguyễn Trung Thành đã khắc sâu tội ác dã man của kẻ thù để qua đó tác giả giúp ta hình dung rõ hơn những thảm cảnh dân ta phải chịu do bọn giặc gây ra.
Cũng giống như những cánh rừng quê hương, như những con người Việt Nam vẫn ý thức được rằng:“Gươm nào chia được dòng Bến Hải
Lửa nào thiêu được dãy Trường Sơn
Căm hờn lại giục căm hờn
Máu kêu trả máu đầu van trả đầu”
Các thế hệ nhân dân Tây Nguyên đã thay nhau tiếp nối đứng lên. ánh sáng của niềm tin “Đảng còn thì núi nước này còn” đã soi đường chỉ lối cho những bước chân đến với cách mạng. Thế hệ này ngã xuống, thế hệ sau tiếp nối đứng lên; anh Sút bà Nhan bị giặc giết, đi thay họ tiếp tế nuôi quân đã có T Nú và Mai. Cứ như thế, các thế hệ người Tây Nguyên đã thay nhau giữ vững ngọn lửa truyền thống, thay nhau giữ vững ý chí đánh giặc kiên cường, để giữ làng, giữ nước của dân làng Xô man nói riêng và của người Tây Nguyên nói chung.
Dưới ngòi bút miêu tả của Nguyễn Trung Thành, cây xà nu hiện lên sừng sững, đồng hành với những bước đi, cuộc sống của dân làng Xô man. Gắn bó với cánh rừng anh dũng, kiêu hùng, những người dân Tây Nguyên như được tiếp thêm sức mạnh để đứng lên chiến đấu. Và gắn bó với con người Tây Nguyên ân tình, thuỷ chung, trung dũng như thế. Cây xà nu cũng luôn luôn sánh bước cùng họ để họ có cuộc sống bình yên hơn; để “hầu hết đạn đại bác của đồn giặc đều rơi vào những ngọn đồi xà nu, cạnh con nước lớn” chứ không nhằm vào những người dân vô tội lầm than.
Cây xà nu là hình tượng mang đậm chất lý tưởng, tiêu biểu cho phẩm chất, số phận của người dân Tây Nguyên. Hình tượng cây xà nu trong tác phẩm mang đậm chất sử thi, tính hào hùng, nó làm rõ chủ đề tư tưởng của truyện ngắn “Rừng xà nu”. Để xây dựng một hình tượng xà nu như thế, Nguyễn Trung Thành đã sử dụng những câu văn miêu tả, những từ ngữ, hình ảnh chọn lọc đặc sắc, cùng nghệ thuật so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, giọng văn miêu tả trong tác phẩm rất linh hoạt.
Có đọc “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành ta mới cảm nhận hết vẻ đẹp hình tượng cây xà nu. Hình tượng này đã góp phần tạo nên một “Rừng xà nu” trọn vẹn, mang đậm giá trị văn học. Nguyễn Trung Thành đã góp phần làm phong phú thêm cho nền văn học dân tộc.

NGƯỜI ĐÀN BÀ HÀNG CHÀI- MẪU NGƯỜI VỢ, NGƯỜI MẸ LÝ TƯỞNG???

Ðề: Hình ảnh người đàn bà trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu



Dàn ý chi tiết phần thâm bài:

- Vốn sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng người đàn bà hàng chài lại là một người có ngoại hình xấu xí. Những nét thô kệch ấy, trong lam lũ vất vả bởi những lo toan và mưu sinh thường nhật, khi đã ngoài 40, lại càng trở nên đậm nét.
- Sức chịu đựng và sự hi sinh thầm lặng của người đàn bà làng chài làm nhiều người ngỡ ngàng
+ Vừa ở dưới thuyền lến tới chiếc xe rà phá mìn, chị đã bị chồng rút chiếc thắt lưng quật tới tấp. Nghệ sĩ Phùng tưởng chị sẽ tránh né hoặc kêu la. Nhưng chị cam chịu, nhẫn nhục, không kêu rên, không chống trả và cũng không chạy trốn. Chị chấp nhận những đòn roi như một phần cuộc đời mình; chấp nhận như cuộc sông của một người đi biển đánh cá phải đươg đầu với sóng to, gió lớn vậy. Muốn tồn tại thì phải chấp nhận.
+ Tuy nhiên, người đàn bà ấy cũng rất tự trọng. Chỉ sau khi biết được hành dộng vũ phu của chồng bị thằng Phác và người khách lạ chứng kiến, chị mới thấy đau đớn- vừa đau đớn vừa xấu hổ, nhục nhã. Chắc chắn đây không chỉ là sự đau đớn về thể xác. GIọt nước mắt đau khổ của người đàn bà đã trào ra. Đó là giọt nước mắt nhọc nhằn và chịu đựng.. Chị không muốn bất cứ ai chứng kiến và thương xót, kể cả thằng Phác đứa con yêu của chị, và nhất là một người lạ. Thân thể bị chà đạp, nhân phẩm bị xúc phạm, nhưng người đàn bà ấy không hề bận tâm – một sự nhẫn nhục của người có nhân cách, có lòng tự trọng và thấu lẽ đời, có tình thương con vô bờ.
+ Khi ở tòa án huyện, chính người phụ nữ ấy đã đem đến cho phùng, Đẩu và người đọc những xúc cảm mới. ĐƯợc mời lên tòa án để giải quyết việc gia đình, lúc đầu chị rụt rè, tìm một góc dường chốn công đường kia để ngồi. CHị thấy sợ hãi khi đến một không gian lạ. Chị thật nhỏ bé, tội nghiệp ở chốn công đường kia. Cái thế ngồi là bị động, dù đã được Đẩu và phùng chia sẻ, cảm thông.
+ NMC đã dụng công nhấn mạnh vào sự đổi thay ngôn ngữ và tâm thế của người đàn bà hàng chài. Với chánh án Đẩu, nghệ sĩ Phùng, lúc đầu chị thưa gửi, xưng con và có lúc van xin con lạy quý tòa. Khi đã lấy được tự tin, tâm thế đã thay đổi, người đàn bà đó đột ngột chuyển cách xưng hô: “chị cảm ơn các chú! Đây là lời chị nói thành thự, chị cảm ơn các chú. Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn lam lũ, khó nhọc…” Một sự hoán đổi ngoạn mục.+ Người đàn bà ấy chấp nhận đau khổ, coi nõi khổ là lẽ đương nhiên. CHị sống cho con chứ không phải cho mình. Nếu phụ nữ chấp nhận đàn ông uống rượu, thì chị cũng chấp nhận bị đánh, chỉ xin chồng đánh ở trên bờ, dừng để các con nhìn thấy.ĐÓ cũng là một cách ứng xử nhân bản.
+ Ở đây. Lẽ đời đã chiến thắng. Người lao động lam lũ, nghèo khổ không có uy quyền nhưng cái tâm của một người thương con, thấu hiểu lẽ đời cũng là một thứ quyền uy có sức công phá lớn. Nó đã làm chánh án Đẩu, nghệ sĩ Phùng thức tỉnh và ngộ ra nhiều điều.- Có thể nói, người đàn bà hàng chài là biểu tượng của tình mẫu tử. CHị quặn lòng vì thương con; chị đã cảm nhận và chấp nhận san sẻ nỗi đau với chồng, cảm thông và tha thứ cho chồng. VỚi chị, gia đình hạnh phúc là gia đình trọn vẹn các thành viên, cho dù có những tính cách sứt mẻ, chưa hoàn thiện

ĐỌc truyện này, mình cứ thấy hai hình ảnh đối lập: một người đàn bà lặng lẽ cam chịu, nhẫn nhục, cục mịch, xấu xi và một người đàn bà tươi tắn, rạng rõ nụ cười trong bữa cơm gia đình. Dường như người đàn bà thứ 2 kia để lại ấn tượng sâu sắc hơn

MỴ TRONG ĐÊM CỨU A PHỦ

Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài).

Mị là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn "Vợ chồngA Phủ" mà nhà văn Tô Hoài đã giành nhiều tài năng và tâm huyết để xâydựng. Truyện được trích từ tập "truyện Tây Bắc" (1953) của Tô Hoài.Trong chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng miền Tây Bắc (1952), Tô Hoàiđã có dịp sống, cùng ăn, cùng ở với đồng bào các dân tộc miền núi,chính điều đó đã giúp Tô Hoài tìm được cảm hứng để viết truyện này. TôHoài thành công trong "Vợ chồng A Phủ" không chỉ do vốn sống, tình cảmsống của mình mà còn là do tài năng nghệ thuật cùa một cây bút tài hoa.Trong "Vợ chồng A Phủ", Tô Hoài đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật,trong đó nổi bật và đáng chú ý nhất là biện pháp phân tích tâm lý vàhành động của Mị trong từng chặng đường đời. Điểm nghệ thuật ấy thật sựphát sáng và thăng hoa trong đoạn văn miêu tả tâm lý và hành động củanhân vật Mị trong đêm mùa đông cứu A Phủ. Qua đó ta thấy được giá trịhiện thực và nhân đạo của tác phẩm.

Trong tác phẩm này, điều gây cho bạn đọc ấn tượngnhất đó chính là hình ảnh của cô gái "dù làm bất cứ việc gì, cô ta cũngcúi mặt, mắt buồn rười rượi". Đó là tâm lý của một con người cam chịu,buông xuôi trước số phận, hoàn cảnh sống đen tối đầy bi kịch. Sở dĩ Mịcó nét tính cách ấy là do cuộc sống hôn nhân cưỡng bức giữa Mị và A Sử.Mị không được lấy người mình yêu mà phải ăn đời ở kiếp với một người màmình sợ hãi, lạnh lùng. Một nguyên nhân nữa chính là do uy quyền, thầnquyền, đồng tiền của nhà thống lý Pá Tra đã biến Mị thành một đứa condâu gạt nợ. Mang tiếng là con dâu của một người giàu có nhất vùng,nhưng thật sự Mị chỉ là một kẻ nô lệ không hơn không kém. Điều đó làmMị đau khổ, Mị khóc ròng rã mấy tháng trời và từng có ý định ăn nắm lángón kết thúc cuộc đời mình. Thế nhưng "sống lâu trong cái khổ, Mị quenkhổ rồi". Chính vì thế Mị đã buông xuôi trước số phận đen tối của mình,trái tim của Mị dần chai sạn và mất đi nhịp đập tự nhiên của nó.

Song song với nét tính cách đó lại là tâm trạng củamột người yêu đời, yêu cuộc sống, mong muốn thoát khỏi hoàn cảnh sốngđen tối, đầy bi kịch. Điều đó đã được thể hiện trong đêm mùa xuân.

Trong đêm mùa xuân ấy, tâm trạng của Mị phát triểntheo những cung bậc tình cảm khác nhau, cung bậc sau cao hơn cung bậctrước. Ban đầu, Mị nghe tiếng sáo Mèo quen thuộc, Mị nhẩm thầm bài hátngười đang thổi, rồi Mị uống rượu và nhớ lại kỷ niệm đẹp thời xa xưa...Mị ý thức được về bản thân và về cuộc đời rồi Mị muốn đi chơi. Nhưngsợi dây thô bạo của A Sử đã trói đứng Mị vào cột. Thế nhưng sợi dây ấychỉ có thể "trói" được thân xác Mị chứ không thể "trói" được tâm hồncủa một cô gái đang hòa nhập với mùa xuân, với cuộc đời. Đêm ấy thật làmột đêm có ý nghĩa với Mị. Đó là đêm cô thực sự sống cho riêng mình sauhàng ngàn đêm cô sống vật vờ như một cái xác không hồn. Đó là một đêmcô vượt lên uy quyền và bạo lực đế sống theo tiếng gọi trái tim mình.

Sau đêm mùa xuân ấy, Mị lại tiếp tục sống kiếp đờitrâu ngựa. Thế nhưng viết về vấn đề này, Tô Hoài khẳng định: cái khổcái nhục mà Mị gánh chịu như lớp tro tàn phủ khuất che lấp sức sốngtiềm tàng trong lòng Mị. Và chỉ cần có một luồng gió mạnh đủ sức thổiđi lớp tro buồn nguội lạnh ấy thì đốm lửa ấy sẽ bùng cháy và giúp Mịvượt qua cuộc sống đen tối của mình. Giá trị nhân đạo của tác phẩm ngờilên ở chỗ đó.

Và cuối cùng, luồng gió ấy cũng đến. Đó chính lànhững đêm mùa đông dài và buồn trên núi rừng Tây Bắc đang về. Mùa đôngrét buốt như cắt da cắt thịt, vì thế đêm nào Mị cũng ra bên ngoài bếplửa để thổi lửa hơ tay. Trong những đêm đó Mị gặp A Phủ đang bị tróiđứng chờ chết giữa trời giá rét. Thế nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửahơ tay "Dù A Phủ là cái xác chết đứng đó cũng thế thôi". Tại sao Mị lạilãnh cảm, thờ ơ trước sự việc ấy? Phải chăng việc trói người đến chếtlà một việc làm bình thường ở nhà thống lý Pá Tra và ai cũng quen vớiđiều đó nên chẳng ai quan tâm đến. Hay bởi Mị "sống lâu trong cái khổ,Mị quen khổ rồi" nên Mị lãnh đạm, thờ ơ trước nỗi đau khổ của ngườikhác. Một đêm nữa lại đến, lúc đó mọi người trong nhà đã ngủ yên cảrồi, Mị lại thức dậy đến bếp đốt lửa lên để hơ tay. Lửa cháy sáng, "Mịlé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắtlấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại". Đó là dòng nước mắt củamột kẻ nô lệ khi phải đối mặt với cái chết đến rất gần. Chính "dòngnước mắt lấp lánh ấy" đã làm tan chảy lớp băng giá lạnh trong lòng Mị.Lòng Mị chợt bồi hồi trước một người, trùng cảnh ngộ. Đêm mùa xuântrước Mị cũng bị A Sử trói đứng thế kia, có nhiều lần khóc nước mắt rơixuống miệng, xuống cổ không lau đi được. Mị chợt nhận ra người ấy giốngmình về cảnh ngộ, mà những người cùng cảnh ngộ rất dễ cảm thông chonhau. Mị nhớ lại những chuyện thật khủng khiếp lúc trước kia, “chúng nóbắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở trong cái nhà này”. Lýtrí giúp Mị nhận ra “Chúng nó thật độc ác”. Việc trói người đến chếtcòn ác hơn cả thú dữ trong rừng. Chỉ vì bị hổ ăn mất một con bò mà mộtngười thanh niên khỏe mạnh, siêng năng, say sưa với cuộc đời đã phảilấy mạng mình thay cho nó. Bọn thống trị coi sinh mạng của A Phủ khôngbằng một con vật. Và dẫu ai phạm tội như A Phủ cũng bị xử phạt như thếmà thôi. Nhớ đến những chuyện ngày trước, trở về với hiện tại, Mị đaukhổ cay đắng cho thân phận của mình: “Ta là thân đàn bà chúng nó đẵ bắtta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết chờ ngày rũ xương ở đâythôi”. Nghĩ về mình, Mị lại nghĩ đến A Phủ “có chừng này, chỉ đêm naythôi là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ngườikia việc gì mà phải chết như thế. A Phủ…. Mị phảng phất nghĩ như vậy”.Thật sự, chẳng có lí do gì mà bọn thống lí Pá Tra bắt A Phủ phải chếtvì cái tội để mất một con bò! Trong đầu Mị bỗng nhiên nghĩ đến cảnh APhủ bỏ trốn và chính Mị sẽ là người chết thay cho A Phủ trên cái cộttưởng tượng đó. Thế nhưng, Mị vẫn không thấy sợ, sự suy tưởng của Mị làcó cơ sở của nó. Cha con Pá Tra đã biến Mị từ một con người yêu đời,yêu cuộc sống, tài hoa chăm chỉ, hiếu thảo, tha thiết với tình yêuthành một con dâu gạt nợ, một kẻ nô lệ đúng nghĩa, chúng đã tàn ác khitrói một người đàn bà ngày trước đến chết thì chẳng lẽ chúng lại khôngđối xử với Mị như thế ư? Như vậy, chứng kiến “dòng nước mắt lấp lánh”của A Phủ, tâm trạng của Mị diễn biến phức tạp. Mị thông cảm với ngườicùng cảnh ngộ, Mị nhớ đến chuyện người đàn bà ngày trước, lí trí giúpMị nhận ra bọn lãnh chúa phong kiến thật độc ác, Mị xót xa trước sốphận của mình rồi Mị lại nghĩ đến A Phủ; sau đó Mị lại tưởng tượng đếncái cảnh mình bị trói đứng… Một loạt nét tâm lí ấy thúc đẩy Mị đến vớihành động: dùng dao cắt lúa rút dây mây cởi trói cho A Phủ. Đó là mộtviệc làm táo bạo và hết sức nguy hiểm nhưng nó phù hợp với nét tâm lícủa Mị trong đêm mùa đông này.

Sau khi cắt dây cởi trói cho A Phủ, Mị cũng không ngờmình dám làm một chuyện động trời đến vậy. Mị thì thào lên một tiếng“đi ngay” rồi Mị nghẹn lại. A Phủ vùng chạy đi, còn Mị vẫn đứng lặngtrong bóng tối. Ta có thể hình dung được nét tâm lí ngổn ngang trăm mốicủa Mị lúc này. Lòng Mị rối bời với trăm câu hỏi: Vụt chạy theo A Phủhay ở đây chờ chết?. Thế là cuối cùng sức sống tiềm tàng đã thôi thúcMị phải sống và Mị vụt chạy theo A Phủ. Trời tối lắm nhưng Mị vẫn băngđi. Bước chân của Mị như đạp đổ uy quyền, thần quyền của bọn lãnh chúaphong kiến đương thời đã đè nặng tâm hồn Mị suốt bao nhiêu năm qua. Mịđuổi kịp A Phủ và nói lời đầu tiên. Mị nói với A Phủ sau bao nhiêu nămcâm nín: “A Phủ. Cho tôi đi! Ở đây thì chết mất”. Đó là lời nói khaokhát sống và khát khao tự do của nhân vật Mị. Câu nói ấy chứa đựng biếtbao tình cảm và làm quặn đau trái tim bạn đọc. Đó chính là nguyên nhân- hệ quả của việc Mị cắt đứt sợi dây vô hình ràng buộc cuộc đời của mình. Thế là Mị và A Phủ dìu nhau chạy xuống dốc núi. Hai người đã rờibỏ Hồng Ngài - một nơi mà những kỉ niệm đẹp đối với họ quá ít, còn nỗi buồn đau, tủi nhục thì chồng chất không sao kể xiết. Hai người rời bỏ Hồng Ngài và đến Phiềng Sa, nhưng những ngày phía trước ra sao họ cũng chưa biết đến…

Rõ ràng, trong đêm mùa đông này, sức sống tiềm tàng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chính nó đã giúp Mị vượt lên trênsố phận đen tối của mình. Mị cứu A Phủ cũng đồng nghĩa với việc Mị tựcứu lấy bản thân mình. Qua đoạn trích trên, Tô Hoài đã ca ngợi nhữngphẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ miền núi nói riêng và những người phụnự Việt Nam nói chung. Tô Hoài đã rất cảm thông và xót thương cho sốphận hẩm hiu, không lối thoát của Mị. Thế nhưng bằng một trái tim nhạycảm và chan chứa yêu thương, Tô Hoài đã phát hiện và ngợi ca đốm lửacòn sót lại trong trái tim Mị. Tư tưởng nhân đạo của nhà văn sáng lên ởđó. Đồng thời qua tác phẩm, Tô Hoài cũng đã khẳng định được chân límuôn đời: ở đâu có áp bức bất công thì ở đó có sự đấu tranh để chốnglại nó dù đó là sự vùng lên một cách tự phát như Mị. Quả thật, tác phẩmnày giúp ta hiểu được nhiều điều trong cuộc sống.

Với truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” nói riêng và tập“Truyện Tây Bắc” nói chung, ta hiểu vì sao Tô Hoài lại thành công trongthể loại truyện ngắn đến như vậy. Nét phong cách nghệ thuật: màu sắcdân tộc đậm đà chất thơ chất trữ tình thấm đượm, ngôn ngữ lời văn giàutính tạo hình đã hội tụ và phát sáng trong truyện ngắn này. Tác phẩm“Truyện Tây Bắc” xứng đáng với giải nhất truyện ngắn - giải thưởng doHội nghệ sĩ Việt Nam trao tặng năm 1954 - 1955. Và “Vợ chồng A Phủ”thực sự để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn đọc bởi những giá trịnghệ thuật, giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của nó. Truyện ngắnnày quả là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Tô Hoài.

Đối với riêng em, truyện “Vợ chồng A Phủ” giúp em cảmthông sâu sắc trước nỗi khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiếnmiền núi, từ đó giúp em ngày càng trân trọng khát vọng của họ hơn. Đâyquả là một tác phẩm văn chương đích thực bởi nó đã góp phần nhân đạohóa tâm hồn bạn đọc

Sức sống mãnh liệt của Mỵ trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài

        Nhắc đến Tô.Hoài, ta nhớ ngay đến một nhà văn nổi tiếng với các tác phẩm mang đậm màu sắc dân tộc, thấm đượm chất thơ chất trữ tình,ngôn ngữ và lời văn giàu tính tạo hình. .Năm 1952Tô Hoài đi cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc.Trong chuyến đi 8 tháng này, TH đã sống gắn bó với đồng bào các dân tộc.Sau đó,ông sáng tác ”Vợ chồng A Phủ”. Trong truyện,tác giả đã tái hiện một cách xúc động cuộc sống tủi nhục của đồng bào Tây Bắc dưới ách phong kiến và thực dân.Họ bị tước đoạt tài sản,bóc lột sức lao động và xúc phạm nhân phẩm. Nhưng trong sâu thẳm tâm hồn họ vẫn luôn khát khao hạnh phúc, vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liết. Điều đó được tác giả tập trung miêu tả trong đoạn văn kể về diễn biến và hàng động của Mỵ trong đêm tính mùa xuân ở Hồng Ngài.


Lúc đó, khung cảnh mùa xuân căng tràn sự sống,niềm vui.Không khí tưng bừng, nhộn nhịp”Trai đánh pao,đánh quay,thổi sáo,thổi khèn nhảy”.Màu sắc rực rỡ”Những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xoè như con bướm sặc sỡ”Âm thanh réo rắt mời gọi”Những đêm tình mùa xuân đã tới, tiếng sáo gọi bạn yêu lửng lơ bay ngoài đường…
“Anh ném pao,em không bắt
Em không yêu,quả pao rơi rồi
Tgiả miêu tả bức tranh thiên nhiên Tây Bắc nhiều màu sắc, thấm đượm chất thơ,chất trữ tình. Qua đó ,ta hiểu thêm về khung cảnh vùng cao cùa Tổ Quốc.Ta biết thêm về cuộc sống,phong tục , sinh hoạt của người miền núi. Âm thanh tiếng sáo thiết tha mời gọi cùng với thiên nhiên , cuộc sống căng tràn niền vui đã tác dộng đến tâm hồn Mỵ.

Trong một đêm tình mùa xuân năm đó,dĩên biến tâm trạng và hành động của Mị đã có nhiều thay đổi.Lúc đó ngoài đầu núi có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi.Mị nhẩm thầm bài hát của người đang thổi”.Đây có lẽ là dấu hiệu đầu tiên của sự hồi sinh trong tâm hồn Mị.Cô bắt đầu nghe được âm thanh của sự sống và đang dần dần hoà nhập vào cuộc sống.

Ngày Tết,”Mị cũng uống rượu. Rồi say,nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước.Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng.” Mị nhớ lại “Ngày trước,Mị thổi sáo giỏi.Mị uốn chiếc lá trên môi,thổi lá cũng hay như thổi sáo.Có biết bao nhiêu người mê,ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.”Mị tự hào về tài năng của mình,hãnh diện về một thời tươi đẹp xưa kia.Những cảm xúc trong tâm hồn Mị đang hồi sinh.

Cứ như thế,”Mị ngồi xuống giường.Đã từ nãy,Mị thấy phơi phới trở lại,trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước”.Mị không còn giống tảng đá như trước.Tâm hồn Mị đã có những cảm xúc.Mị nhớ về quá khứ tươi đẹp và cảm thấy vui .Sự hồi sinh của nhưng cảm xúc đó dẫn đến nhận thức của Mị cũng có thay đổi. Mị ý thức được “Mị trẻ lắm.Mị vẫn còn trẻ”.Bao đời nay, tuổi trẻ luôn gắn liền vớí tình yêu,hạnh phúc.Mị ý thức mình còn trẻ cũng là cô hiểu rõ mình có quyền hưởng hạnh phúc.

Thế nhưng ,hiện thực đen tối đối lập với quá khứ tươi đẹp.Và mơ ước về hạnh phúc khó trở thành sự thật.Mị lại muốn chết.”Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này,Mị sẽ ăn cho chết ngay,chứ không buồn nhớ lại nữa.Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lơ lửng bay ngoài đường”.Mị ý thức được quyền sống,quyền được hưởng hạnh phúc của mình đã bị tước đoạt.Mị đang sống trong hoàn cảnh bi thảm mà cô khó có thể thoát ra được.Ý nghĩ về cái chết lúc này có thể được coi như một hành động phản kháng để lên tiếng đòi quyền được sống hạnh phúc.

Sau đó,”Mị đến góc nhà,lấy ống mỡ,xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”Đây là hành động của sự thức tỉnh. Mị thắp đèn là thắp lên ánh sáng để xua tan bóng tối đang bao phủ căn buồng mình, cuộc đời mình.Mị thắp đèn là Mị đang làm sáng lên cuộc đời mình,là làm cho khát vọng về hạnh phúc của mình sớm trở thành hiện thực.Có thể nói hành động Mị thắp đèn là một bước chuyển quan trọng đánh dấu sự thức tỉnh trong tâm hồn Mị.Cô đang thắp lên ánh sáng của niềm tin, hi vọng cho cuộc đời mình.

Tiếp theo liền sau đó,Mị vùng lên muốn đi chơi. “Trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo.Mị muốn đi chơi.Mị cũng sắp đi chơi.Mị quấn lại tóc.Mị với tay lấy cái vaý hoa vắt ở phía trong vách.”Tác giả đã dùng một loạt các câu văn ngắn,miêu tả dồn dập những hành động liên tiếp của Mị.Mị hành động như một người tự do.Điều này chứng tỏ khát vọng mãnh liệt về hạnh phúc đang trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ trong tâm hồn Mị.
Thế nhưng, khát vọng chính đáng đó bị dập tắt ngay lập tức.A Sử đã trói Mị lại bằng một thúng sợi đay vào cột nhà.”A Sử quấn luôn tóc Mị lên cột làm cho Mị không cúi, không nghiêng được”Vậy mà “,Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa mị Mị đi theo những cuộc chơi,những đám chơi” Mị quên mình đang bị trói”Mị vùng bước đi”.Hành động này cho ta thấy tình yêu cuộc sống tự do,khát vọng về hạnh phúc trong lòng Mị đang trỗi dậy mạnh mẽ ,không gì có thể dập tắt được.

Ở đoạn văn miêu tả diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân,ta thấy nhiều lần Tô Hoài nhắc đến tiếng sáo.Vào một ngày Tết” Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi “Mị chợt nhận ra những đêm tình mùa xuân đã tới.”Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng”Chính âm thanh tiếng sáo dìu dặt đã làm cho Mị nhớ lại “Ngày trước,Mị thổi sáo giỏi.Mị uốn chiếc lá trên môi,thổi lá cũng hay như thổi sáo.Có biết bao nhiêu người mê,ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.”Lúc Mị muốn chết thì “Tiếng sáo gọi bạn yêu lửng lơ bay ngoài đường”.Có lẽ tiếng sáo gọi bạn này đã tiếp thêm sức mạnh cho Mị hành động.Mị chuẩn bị đi chơi khi “Trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo”.Khi bị A Sử trói đứng ở cột nhà” Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa mị Mị đi theo những cuộc chơi,những đám chơi”….Am thanh tiếng sáo vốn là biểu tượng của mùa xuân ,của tình yêu, của sự sống.Mị nghe được âm thanh này chính là Mị nghe được âm thanh của cuộc sống,của hạnh phúc.

Trước đây, ta tưởng khát vọng sống đã tàn lụi và chết hẳn trong tâm hồn Mị.Thế nhưng không!Ngọn lửa tình yêu cuộc sống,khát vọng về hạnh phúc tự do vẫn âm ỉ cháy trong sâu thẳm tâm hồn Mị.Khi có điều kiện thuận lợi,ngọn lửa đó đã được khơi dậy và bùng lên .Điều kiện đó chính là Mị đang sống trong một đêm tình mùa xuân,mùa của sự sống căng tràn,mùa của tình yêu.Lúc đó âm thanh tiếng sáo bồi hồi,tha thiết,lơ lửng luôn dập dìu vang lên mời gọi.Đã vậy lại thêm có men rượu nồng nàn.Tất cả các yếu tố trên cùng cộng hưởng làm cho những khát khao về hạnh phúc trong tâm hồn Mị hồi sinh và bùng lên mạnh mẽ.


Thế nhưng,thực tại phũ phàng đã bóp chết những khát vọng chính đáng đó.Bị A Sử trói cả đêm bằng một thúng dây đay.Tay chân đau đến mức Mị không còn nghe tiếng sáo nữa.Khát vọng về hạnh phúc một lần nữa bị dập tắt trong tâm hồn Mị.Cô lại trở về với kiếp sống không bằng con trâu,con ngựa như xưa kia…

Mỵ trong Vợ chồng A phủ-Tô Hoài

Tô Hoài là nhà văn có sức sang tạo dồi dào nhất trong làng văn chương Việt nam. Trước Cách mạng, nhà văn nổi tiếng với đề tài loài vật(Dế Mèn phiêu lưu kí) về cuộc sống của người ;ao động nghèo nông thôn và thành thị (O chuột, Nhà nghèo,…). Sáng tác của Tô Hoài thiêm về diễn tả những sự thật của đời thường. Phong cách văn Tô Hoài nổi bật ở lối kể chuyện tự nhiên mang đậm màu sắc dân tộc.Trong tập Truyện Tây Bắc, nổi tiếng nhất là truyện Vợ chồng A Phủ. Tác phẩm để lại dư âm trong long người đọc không chỉ là cảnh sắc thiên nhiên núi rừng Tây Bắc với đêm tình mùa xuân của tuổi trẻ dập dìu tiếng sáo mà còn làm xúc động tâm hồn người đọc bở sức sống tiềm tang, mãnh liệt của nhân vật Mị - người con gái Mèo đã đứng lên đấu tranh với giai cấp thống trị miền núi, thoát khỏi kiếp đời nô lệ tủi nhục để trở thành con người tự do.
Vợ chồng A Phủ in trong tập truyện Tây Bắc (1954).Tác phẩm ra đời là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn cùng với bộ đội. Truyện viết về nhân vật Mị - một người con gái xinh đẹp ở làng Hồng Ngài vùng đất Tây Bắc. Mị có nhan sắc, có khả năng âm nhạc, không chỉ tài sắc vẹn toàn mà còn là một người con gái hiếu thảo, có trái tim nhân hậu với một tâm hồn tràn đầy khát khao cuộc sống, khát khao tình yêu. Thế nhưng, Mị lại không được quyền hưởng cái hạnh phúc lẽ ra phải có ấy. Mị vì để trừ nợ cho cha mà phải làm con dâu trừ nợ của nhà thống lí, từ đó cô phải đối mặt với chuỗi ngày cay nghiệt bị đối xử bất công như trâu như ngựa, cô trở nên vô tri bàng quang với mọi việc. Cho đến đêm xuân tình đầu tiên, khát vọng sống, sự quật cường trỗi dậy trong lòng khiến cô muốn thoát khỏi nơi tù túng đang giam lỏng người con gái đương tuổi thanh xuân ấy. Dù con đường đi đến hạnh phúc có trắc trở gian nan nhưng cuối cùng cô cũng có được hạnh phúc cho riêng mình, tìm được người se duyên kết tóc - A Phủ.è xem lai vì chưa phù hợp với luận đề
Đầu tiên tác giả kể về nhân vật Mị trước khi về làm dâu nhà thống lý Patra, Mị là một cô gái trẻ đẹp có tài thổi sáo” Mị thổi sáo giỏi. Mị uốn chiếc lá trên môi thổi lá cũng hay như thổi sáo”. Nhà nghèo nhưng cô hết mực yêu thương cha mẹ,chăm chỉ hiếu thảo”Con nay đã biết cuốc nương làm ngô. Con phải làm nương để trả nợ thay bố”. Người đọc chúng ta có thể thấy được Tô Hoài đã trau chuốt cho nhân vật của mình một vẻ đẹp của một thiếu nữ xuân sắc. Chính vì lẽ đó mà cô được bao nhiêu người yêu mến, thầm thương trộm nhớ : “Nhiều đêm Xuân, trai đến đứng nhẵn vách đầu buồng Mị”. Tuy được nhiều người theo đuổi nhưng cô chưa nhận lời một ai mà chỉ một long phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ :”con phải làm nương để trả nợ thay cho bố”. Đó cũng chính  là phẩm chất vẻ đẹp truyền thống hiếu thảo vốn có của dân tộc Việt Nam ta được nhiều thế hệ cha ông duy trì và kết nối hang nghìn năm nay. Tác giả có cách kể chuyện rất tự nhiên chân thực mang đậm màu sắc miền Tây Bắc. Tưởng chừng với vẻ đẹp ấy, tài năng ấy cùng tấm long son sắc Mị dành cho cha mẹ mà Mị sẽ có được một cuộc sống hạnh phúc đẹp đẽ hơn cả để rồi biến cố xảy đến thay đổi cả cuộc đời cô từ khi bị bắt về làm dâu nhà thống lí Patra. Là một bước ngoặt rẽ hướng cuộc đời Mị sang một trang khác u ám cùng tương lai mờ mịt đen tối vừa bắt đầu.==>ý nghĩa, biểu hiện của giá trị nhân đạo?
Từ khi về làm dâu nhà thống Lý, Mị phải trải qua cuộc sống bị đọa đày về thế xác lẫn tinh thần. Lúc đầu, Mị rất buồn đau” có đến hàng mấy tháng,đêm nào Mị cũng khóc”. Mị khóc vì cô ý thức được cuộc sống tủi nhục mà mình phải đối diện, tiếng khóc của Mị lúc này là dấu hiệu đầu tiên của sự phản kháng cho dù là rất yếu ớt.Không những bị đày đọa về thể xác, Mị còn bị dày vò về một nỗi đau tinh thần không lối thoát. Một cô Mị mới hồi nào còn rạo rực yêu đương, bây giờ lặng câm , “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Và nhất là hình ảnh căn buồng Mị, kín mít với cái cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay, Mị ngồi trong đó trông ra lúc nào cũng thấy mờ mờ trăng trắng không biết là sương hay là nắng . Đó quả thực là một thứ địa ngục trần gian giam hãm thể xác Mị, cách li tâm hồn Mị với cuộc đời, cầm cố tuổi xuân và sức sống của cô . Tiếng nói tố cáo chế độ phong kiến miền núi ở đây đã được cất lên nhân danh quyền sống . Cái chế độ ấy đáng lên án, bởi vì nó làm cạn khô nhựa sống, làm tàn lụi đi ngọn lửa của niềm vui sống trong những con người vô cùngđángsống.Hàng tháng trời, đêm nào Mị cụng khóc. Mị không muốn làm kiếp con dâu gạt nợ. Mị phải ăn lá ngón để tự tử.Mị trốn về nhà, quỳ lạp bố “úp mặt xuống đất, nức nở”. Mị chết nhưng nợ quan vẫn còn, bố đã già,ốm yếu quá rồi,lấy ai nương ngô giả được nợ!Mị không nỡ chết!Mị chết thì bố Mị ”còn khổ hơn bao nhiêu lần bây giờ nữa”.Quẳng lá ngón xuống đất,Mị đành trở lại nhà thống lý,cam chịu mọi cay cực,đau khổ.Thương cha mà mị nhận hết mọi đau khổ vào mình.Lòng hiếu thảo,đức hy sinh của người con gái thật cao đẹp,đáng quý trọng. Nhưngcha Mị không còn nữa, thì Mị lại buông trôi, kéo dài mãi sự tồn tại vật vờ, như một đồ vật không cảm xúc. Cuộc sống của Mị cứ thể lầm lũi trôi qua ngày này sang tháng khác, những tưởng con người thật sự của Mị đã chết đi. Nhưng bên trong cái hình ảnh con rùa lầm lũi kia đang còn một con người, có khao khát sống đến mãnh liệt. Khát vọng hạnh phúc có thể bị vùi lấp, bị lãng quyên trong đáy sâu của một tâm hồn đã chai cứng vì đau khổ, nhưng không thể bị tiêu tan. Gặp thời cơ thuận lợi thì nó lại cháy lên. Và khát vọng hạnh phúc đó đã bất chợt cháy lên, thật nồng nàn và xót xa trong một đêm xuân đầy ắp tiếng gọi của tình yêu .ý nghĩa, biểu hiện của giá trị nhân đạo?

Mị đã từng là 1 cô gái lầm lũi như cái bóng, đã từng sống như 1 cái xác; thế nhưng khi mùa xuân về Hồng Ngài, sức sống mãnh liệt lại bùng cháy trong  tâm hồn người con gái này. Tô Hoài đã đem đến cho người đọc một thước phim quay chậm về sự bừng lên của 1 sức sống tiềm tàng. Ẩn sâu trong đó là những đau khổ mà Mị đã trải qua. Nhưng chỉ với một cơn gió mùa xuân của đêm tình ấy đã đánh thức con người Mị khiến nàng bừng tỉnh và bắt đầu đi tìm “công bằng” cho cuộc đời mình.Khi ấy, khung cảnh mùa xuân căng tràn sự sống, niềm vui. Không khí tưng bừng nhộn nhịp “trai đánh pao, đánh quay, thổi sáo thổi kèn nhảy”. Hơn thế là vô vàn màu sắc rực rỡ  với “những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xoè như con bướm sặc sỡ” cùng với những âm thanh réo rắt mời gọi của “những đêm tình mùa xuân đã tới, tiếng sáo gọi bạn yêu lửng lơ ngoài đường…” Chính những sắc màu này của mùa xuân đã đá bay mảng tối đã từng vây quanh cuộc đời Mị. Bằng nghệ thuật trần thuật kết hợp với miêu tả đặc sắc , Tô Hoài đã hồi sinh con người Mị, nàng đang dần trở về những tháng ngày tươi đẹp trước đây, trở về sau khi thoát khỏi cái xác vô hồn ấy. Mà hơn hết chính là tiếng sáo định mệnh ấy, âm thanh của sợi dây vô hình nối hiện tại với quá khứ, làm Mị choàng  tỉnh trong 1 loạt kí ức tươi đẹp góp phần thức tỉnh một trái tim nguội lạnh. Quá khứ huy hoàng đối lập với thực tại tăm tối, chính tiếng sáo đánh thức cái tài hoa của người con gái này, Mị lẩm nhẩm theo lời của người thổi sáo một cách vô thức:
“Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta chưa có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu.”
Diễn biến tâm lý của Mị dường như có sự đổi thay. Lúc đầu khi Mị nghe thấy tiếng sáo, nàng đã ý thức được vạn vật xung quanh mình như bừng sáng; đó chính là âm thanh của cuộc sống, là tiếng mời gọi của tình yêu và sự khao khác tự do… Mị đã không còn vô tri vô giác như trước nữa. Tiếng sáo làm Mị trở nên kiên cường.
Từ đấy Sức sống mãnh liệt trong Mị bùng lên mạnh mẽ đỉnh cao nhất khi Mị cởi trói và chạy theo A Phủ.Lúc đầu, Mị vô cảm. Mị đã chứng kiến cảnh A Phủ từ mấy đêm trước “nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay”. Thậm chí “nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”. Mị vô cảm vì tâm hồn Mị như đá, vô tri vô giác không nhận thức được những gì đang diễn ra xung quanh. Một chi tiết miêu tả khá nhỏ nhưng có sức khái quát lớn, Tô Hoài đã gián tiếp tố cáo chính cha con nhà thống lí Patra đã biến một con người đồng cảm trở nên vô cảm. Nhưng đêm nay, tâm hồn Mị đã sống dậy khi Mị nhìn thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai lõm má đã xám đen lại” của A Phủ. Mị “chợt nhớ lại đêm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia, nhiều lần nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được”. Tô Hoài đã miêu tả dòng nước mắt của A Phủ rất chân thật, tự nhiên, giàu sức gợi. Cách miêu tả đó gợi cho chúng ta liên tưởng đến khuôn mặt hốc hác của A Phủ đã mấy ngày đêm bị trói, A Phủ khóc, chắc chắn lúc đó A Phủ đang tủi nhục lắm, xót xa lắm cho thân phận, số kiếp của mình. Mị nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ đồng nghĩa với việc Mị đang nhận thức được những gì xảy ra xung quanh mình, đó là dấu hiệu của sự hồi sinh trong tâm hồn Mị. Ý thức được hiện tại, cô nhớ về quá khứ và cô thấy thương cho thân mình, Mị xót xa cho thân phận bị vùi dập về thể xác lẫn tinh thần, hơn ai hết Mị ý thức được nỗi đau khi mất tự do.Tô Hoài đã rất thấu hiểu và đồng cảm với nỗi đau của Mị, của A Phủ và của những người dân bị áp bức ở Tây Bắc qua những lời miêu tả rất giản dị và chân thực. Từ thương mình Mị thương cho người cùng cảnh ngộ”Cơ chừng đêm mai là người kia chết,chết đau,chết đói, chết rét,phải chết”. Một câu văn ngắn nhưng từ “chết” xuất hiện tới năm lần nhấn mạnh cái “chết” sắp cận kề A Phủ vì A Phủ bị trói mấy ngày rồi mà Mị thiết nghĩ A Phủ không đáng chết. Mị còn nhớ lại “trời ơi,nó bắt trói đứng người ta đến chết người đàn bà này trước cũng ở cái nhà này”. Mị nhận ra “ chúng nó thật độc ác”, “Chúng nó “ ở đây là cha con thống lý đại diện cho bọn phong kiến,lúc này Mị nhận thức rõ bộ mặt kẻ thù. Lúc này về mặt tình cảm Mị thấy thương cho hoàn cảnh của A Phủ, về mặt tinh thần Mị ý thức được bộ mặt thật của nhà thống lý Patra, tác giả có cách miêu tả hợp tình hợp lí.Tô Hoài đã miêu tả tỉ mỉ đoạn Mị cở trói cho A Phủ. Tình thương ấy lớn dần, không thể nhìn A Phủ chết “Mị rón rén bước lại, Mị rút con dao nhỏ căt lúa, cắt nút dây mây”. Đến lúc gỡ hết dây trói thì Mị hốt hoảng chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay…” rồi nghẹn lại. Việc Mị quyết địnhcởi trói giải thoát cho A Phủ - người cùng cảnh ngộ là kết quả thiết yếu của một quá trình hội tụ đủ những  yếu tố khách quan và chủ quan. Cho đến lúc này Mị vẫn chưa có ý định chạy theo A Phủ vì Mị nghĩ mình làm dâu nhà thống lí thì mình sẽ chết rục xương ở đây cho nên Mị đứng lặng trong bóng tối rồi Mị vụt chạy cùng A Phủ. ý nghĩa, biểu hiện của giá trị nhân đạo?

 Có một câu văn  ngắn “Mị đứng lặng trong bóng tối” để miêu tả khắc họa rõ nét hơn tâm trạng của Mị, chắc chắn lúc đó Mị đang rất hoảng sợ vì trong đêm tối chỉ có Mị còn thức. Việc Mị chạy theo A Phủ sau này chỉ là do tự phát chứ không có chủ đích trước chắc chắn trong giấy phút đứng lặng trong bóng tối đó bao nhiêu hình ảnh đau thương tủi nhục đã hiện về trong tâm trí Mị và nhận ra nếu mình ở lại mình sẽ chết. Thế nên Mị quyết định chạy thoe A Phủ. Hành động của Mị cho ta thấy Mị không chỉ giải thoát cho A Phủ mà còn giải thoát cho cuộc đời mình chạy khỏi áp bức tìm hạnh phúc tìm một tương lai tươi sáng hơn.ý nghĩa, biểu hiện của giá trị nhân đạo?

Qua đoạn trích “VCAP”,TH tố cáo tập tục lạc hậu những tội ác của bọn phong kiến,thực dân. Không những thế ông cỏn bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc với những khổ đau mà nhân vật Mị trải qua nói riêng và người dân Tây Bắc nói chung. Và TH luôn đặt niềm tin và sự trân trọng đối với khát vọng sống tốt đẹp của con người trong bất kì hoàn cảnh gian truân nào.Khái quát ý nghĩa, thông điệp chung mà tác giả muốn gửi đến bạn đọc qua  nhân vật và tác phẩm è giá trị hiện thực và nhân đạo?


Nhân vật trung tâm Mỵ được xây dựng thành công và là hình ảnh văn học đặc sắc. Tài năng độc đáo của Tô Hoài là cách kể chuyện đi từ hiện tại đến quá khứ rồi lại đến hiện tại, xây dựng lên những nghịch cảnh diễn biến tinh vi trong con người Mỵ. Một cô gái xinh đẹp nhưng gánh chịu số phận đa đoan, một nội tâm đầy mâu thuẫn. Các tình tiết viết về Mỵ hầu hết là đối thoại nội tâm, hay nói cách khác Mỵ hiện lên troing truyện bằng những tình tiết thoát ra từ miêu tả nội tâm. Những cuộc đối thoại nội tâm đã dẫn đến kết cục bất ngờ nhưng hoàn toàn hợp lý và lo gic. Hơn thế Tô Hoài còn sử dụng nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật một cách sâu sắc đặc biệt trong đêm tình mùa xuân và đêm cứu A Phủ mà thành công nhất chính là ông đã sử dụng hình ảnh giọt nước mắt của A phủ là đọng lực cho Mị để vùng dậy đấu tranh. Tất cả sự tài hoa ấy còn dc kết hợp với ngôn ngữ sinh đọng chọn lọc và sáng tạo , câu văn giàu tính tạo hình và đẫm chất thơ, tạo nên thành công cho tác phẩm.==> Tỉnh điển hình, tính hình tượng????
Sự lột xác của Mị đã tô đậm giá  nhân đạo của truyện “Vợ chồng A Phủ”. Từ tủi nhục cay đắng kiếp con dâu gạt nợ, Mị đã vùng dậy dành được tự do,hạnh phúc. Tô Hoài đã dành cho nhân vật Mị sự thương cảm sâu sắc tình người.Qua đó,tác giả cũng khẳng định khát vọng tự do, hạnh phúc,sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của người dân Tây Bắc.Vị trí của tác phẩm????