Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

Luyện thi - Đề 29

I.Đọc hiểu văn bản: (3.0 đ)
1)        Văn bản 1
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Nhười chết như  ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.”
                                        (Vợ nhặt Kim Lân)
a)      Ghi lại câu văn nêu chủ đề của đoạn văn trên.
b)      Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
c)      Xác định 2 biện pháp tu từ trong văn bản và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng.
d)      Hãy nêu nội dung chính của đoạn văn.
Văn bản 2:Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi.
     Ngồi trước bản thống kê với hơn 1.000 kết quả xét nghiệm huyết học được dùng cho ít nhất 2.000 bệnh nhân ( trung bình một kết quả phiếu xét nghiệm được sử dụng cho 2-5 bệnh nhân), chúng tôi không khỏi giật minh vì sự liều lĩnh của phòng xét nghiệm bệnh viện Đa khoa Hoài Đức.
     Đọc kĩ hồ sơ, chúng tôi càng choáng, bởi lẽ, nhiều bệnh nhân khác xa nhau về bệnh án, về lứa tuổi, nhưng đều dùng chung một kết quả xét nghiệm.
    Thí dụ, một kết quả xét nghiệm huyết học vào hồi 9h ngày 19-2-2013 được dung cho 4 bệnh nhân: Nguyễn Thị Nguyên – 70 tuổi, chẩn đoán lao phổi; Nguyễn Trung Nghĩa - 27 tuổi, chẩn đoán ápxe cạnh hậu hôn; Lý Thị Vân – 61 tuổi, chẩn đoán viêm phế quản của người bệnh cao huyết áp và cháu Lương Kiều Trang – 12 tuổi, chẩn đoán viêm ruột thừa.
     Với cách làm này, hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân như thế nào ai cũng có thể hình dung được!
                                                       ( Theo Dân Trí)
a)        Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
b)        Nội dung của văn bản trên là gì?
c)        Hãy đặt nhan đề cho văn bản.
II.Nghị luận xã hội: (3 điểm)
      Anh/ chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) bàn về vẻ đẹp của phong trào “Tiếp sức mùa thi” của sinh viên, thanh niên Việt Nam.
III.Nghị luận văn học: (4 điểm)
      Về nhân vật thị trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân, có ý kiến cho rằng: Đó là người phụ nữ lao động nghèo, cùng đường và liều lĩnh. Nhưng  ý kiến khác lại nhấn mạnh: Thị là người giàu nữ tính và khát vọng.
       Từ cảm nhận của mình về nhân vật, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Các bạn nhớ ghi tên người nhận xét theo cấu trúc: Lớp-Số thứ tự