Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

Mỵ trong Vợ chồng A phủ-Tô Hoài

Tô Hoài là nhà văn có sức sang tạo dồi dào nhất trong làng văn chương Việt nam. Trước Cách mạng, nhà văn nổi tiếng với đề tài loài vật(Dế Mèn phiêu lưu kí) về cuộc sống của người ;ao động nghèo nông thôn và thành thị (O chuột, Nhà nghèo,…). Sáng tác của Tô Hoài thiêm về diễn tả những sự thật của đời thường. Phong cách văn Tô Hoài nổi bật ở lối kể chuyện tự nhiên mang đậm màu sắc dân tộc.Trong tập Truyện Tây Bắc, nổi tiếng nhất là truyện Vợ chồng A Phủ. Tác phẩm để lại dư âm trong long người đọc không chỉ là cảnh sắc thiên nhiên núi rừng Tây Bắc với đêm tình mùa xuân của tuổi trẻ dập dìu tiếng sáo mà còn làm xúc động tâm hồn người đọc bở sức sống tiềm tang, mãnh liệt của nhân vật Mị - người con gái Mèo đã đứng lên đấu tranh với giai cấp thống trị miền núi, thoát khỏi kiếp đời nô lệ tủi nhục để trở thành con người tự do.
Vợ chồng A Phủ in trong tập truyện Tây Bắc (1954).Tác phẩm ra đời là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn cùng với bộ đội. Truyện viết về nhân vật Mị - một người con gái xinh đẹp ở làng Hồng Ngài vùng đất Tây Bắc. Mị có nhan sắc, có khả năng âm nhạc, không chỉ tài sắc vẹn toàn mà còn là một người con gái hiếu thảo, có trái tim nhân hậu với một tâm hồn tràn đầy khát khao cuộc sống, khát khao tình yêu. Thế nhưng, Mị lại không được quyền hưởng cái hạnh phúc lẽ ra phải có ấy. Mị vì để trừ nợ cho cha mà phải làm con dâu trừ nợ của nhà thống lí, từ đó cô phải đối mặt với chuỗi ngày cay nghiệt bị đối xử bất công như trâu như ngựa, cô trở nên vô tri bàng quang với mọi việc. Cho đến đêm xuân tình đầu tiên, khát vọng sống, sự quật cường trỗi dậy trong lòng khiến cô muốn thoát khỏi nơi tù túng đang giam lỏng người con gái đương tuổi thanh xuân ấy. Dù con đường đi đến hạnh phúc có trắc trở gian nan nhưng cuối cùng cô cũng có được hạnh phúc cho riêng mình, tìm được người se duyên kết tóc - A Phủ.è xem lai vì chưa phù hợp với luận đề
Đầu tiên tác giả kể về nhân vật Mị trước khi về làm dâu nhà thống lý Patra, Mị là một cô gái trẻ đẹp có tài thổi sáo” Mị thổi sáo giỏi. Mị uốn chiếc lá trên môi thổi lá cũng hay như thổi sáo”. Nhà nghèo nhưng cô hết mực yêu thương cha mẹ,chăm chỉ hiếu thảo”Con nay đã biết cuốc nương làm ngô. Con phải làm nương để trả nợ thay bố”. Người đọc chúng ta có thể thấy được Tô Hoài đã trau chuốt cho nhân vật của mình một vẻ đẹp của một thiếu nữ xuân sắc. Chính vì lẽ đó mà cô được bao nhiêu người yêu mến, thầm thương trộm nhớ : “Nhiều đêm Xuân, trai đến đứng nhẵn vách đầu buồng Mị”. Tuy được nhiều người theo đuổi nhưng cô chưa nhận lời một ai mà chỉ một long phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ :”con phải làm nương để trả nợ thay cho bố”. Đó cũng chính  là phẩm chất vẻ đẹp truyền thống hiếu thảo vốn có của dân tộc Việt Nam ta được nhiều thế hệ cha ông duy trì và kết nối hang nghìn năm nay. Tác giả có cách kể chuyện rất tự nhiên chân thực mang đậm màu sắc miền Tây Bắc. Tưởng chừng với vẻ đẹp ấy, tài năng ấy cùng tấm long son sắc Mị dành cho cha mẹ mà Mị sẽ có được một cuộc sống hạnh phúc đẹp đẽ hơn cả để rồi biến cố xảy đến thay đổi cả cuộc đời cô từ khi bị bắt về làm dâu nhà thống lí Patra. Là một bước ngoặt rẽ hướng cuộc đời Mị sang một trang khác u ám cùng tương lai mờ mịt đen tối vừa bắt đầu.==>ý nghĩa, biểu hiện của giá trị nhân đạo?
Từ khi về làm dâu nhà thống Lý, Mị phải trải qua cuộc sống bị đọa đày về thế xác lẫn tinh thần. Lúc đầu, Mị rất buồn đau” có đến hàng mấy tháng,đêm nào Mị cũng khóc”. Mị khóc vì cô ý thức được cuộc sống tủi nhục mà mình phải đối diện, tiếng khóc của Mị lúc này là dấu hiệu đầu tiên của sự phản kháng cho dù là rất yếu ớt.Không những bị đày đọa về thể xác, Mị còn bị dày vò về một nỗi đau tinh thần không lối thoát. Một cô Mị mới hồi nào còn rạo rực yêu đương, bây giờ lặng câm , “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Và nhất là hình ảnh căn buồng Mị, kín mít với cái cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay, Mị ngồi trong đó trông ra lúc nào cũng thấy mờ mờ trăng trắng không biết là sương hay là nắng . Đó quả thực là một thứ địa ngục trần gian giam hãm thể xác Mị, cách li tâm hồn Mị với cuộc đời, cầm cố tuổi xuân và sức sống của cô . Tiếng nói tố cáo chế độ phong kiến miền núi ở đây đã được cất lên nhân danh quyền sống . Cái chế độ ấy đáng lên án, bởi vì nó làm cạn khô nhựa sống, làm tàn lụi đi ngọn lửa của niềm vui sống trong những con người vô cùngđángsống.Hàng tháng trời, đêm nào Mị cụng khóc. Mị không muốn làm kiếp con dâu gạt nợ. Mị phải ăn lá ngón để tự tử.Mị trốn về nhà, quỳ lạp bố “úp mặt xuống đất, nức nở”. Mị chết nhưng nợ quan vẫn còn, bố đã già,ốm yếu quá rồi,lấy ai nương ngô giả được nợ!Mị không nỡ chết!Mị chết thì bố Mị ”còn khổ hơn bao nhiêu lần bây giờ nữa”.Quẳng lá ngón xuống đất,Mị đành trở lại nhà thống lý,cam chịu mọi cay cực,đau khổ.Thương cha mà mị nhận hết mọi đau khổ vào mình.Lòng hiếu thảo,đức hy sinh của người con gái thật cao đẹp,đáng quý trọng. Nhưngcha Mị không còn nữa, thì Mị lại buông trôi, kéo dài mãi sự tồn tại vật vờ, như một đồ vật không cảm xúc. Cuộc sống của Mị cứ thể lầm lũi trôi qua ngày này sang tháng khác, những tưởng con người thật sự của Mị đã chết đi. Nhưng bên trong cái hình ảnh con rùa lầm lũi kia đang còn một con người, có khao khát sống đến mãnh liệt. Khát vọng hạnh phúc có thể bị vùi lấp, bị lãng quyên trong đáy sâu của một tâm hồn đã chai cứng vì đau khổ, nhưng không thể bị tiêu tan. Gặp thời cơ thuận lợi thì nó lại cháy lên. Và khát vọng hạnh phúc đó đã bất chợt cháy lên, thật nồng nàn và xót xa trong một đêm xuân đầy ắp tiếng gọi của tình yêu .ý nghĩa, biểu hiện của giá trị nhân đạo?

Mị đã từng là 1 cô gái lầm lũi như cái bóng, đã từng sống như 1 cái xác; thế nhưng khi mùa xuân về Hồng Ngài, sức sống mãnh liệt lại bùng cháy trong  tâm hồn người con gái này. Tô Hoài đã đem đến cho người đọc một thước phim quay chậm về sự bừng lên của 1 sức sống tiềm tàng. Ẩn sâu trong đó là những đau khổ mà Mị đã trải qua. Nhưng chỉ với một cơn gió mùa xuân của đêm tình ấy đã đánh thức con người Mị khiến nàng bừng tỉnh và bắt đầu đi tìm “công bằng” cho cuộc đời mình.Khi ấy, khung cảnh mùa xuân căng tràn sự sống, niềm vui. Không khí tưng bừng nhộn nhịp “trai đánh pao, đánh quay, thổi sáo thổi kèn nhảy”. Hơn thế là vô vàn màu sắc rực rỡ  với “những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xoè như con bướm sặc sỡ” cùng với những âm thanh réo rắt mời gọi của “những đêm tình mùa xuân đã tới, tiếng sáo gọi bạn yêu lửng lơ ngoài đường…” Chính những sắc màu này của mùa xuân đã đá bay mảng tối đã từng vây quanh cuộc đời Mị. Bằng nghệ thuật trần thuật kết hợp với miêu tả đặc sắc , Tô Hoài đã hồi sinh con người Mị, nàng đang dần trở về những tháng ngày tươi đẹp trước đây, trở về sau khi thoát khỏi cái xác vô hồn ấy. Mà hơn hết chính là tiếng sáo định mệnh ấy, âm thanh của sợi dây vô hình nối hiện tại với quá khứ, làm Mị choàng  tỉnh trong 1 loạt kí ức tươi đẹp góp phần thức tỉnh một trái tim nguội lạnh. Quá khứ huy hoàng đối lập với thực tại tăm tối, chính tiếng sáo đánh thức cái tài hoa của người con gái này, Mị lẩm nhẩm theo lời của người thổi sáo một cách vô thức:
“Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta chưa có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu.”
Diễn biến tâm lý của Mị dường như có sự đổi thay. Lúc đầu khi Mị nghe thấy tiếng sáo, nàng đã ý thức được vạn vật xung quanh mình như bừng sáng; đó chính là âm thanh của cuộc sống, là tiếng mời gọi của tình yêu và sự khao khác tự do… Mị đã không còn vô tri vô giác như trước nữa. Tiếng sáo làm Mị trở nên kiên cường.
Từ đấy Sức sống mãnh liệt trong Mị bùng lên mạnh mẽ đỉnh cao nhất khi Mị cởi trói và chạy theo A Phủ.Lúc đầu, Mị vô cảm. Mị đã chứng kiến cảnh A Phủ từ mấy đêm trước “nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay”. Thậm chí “nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”. Mị vô cảm vì tâm hồn Mị như đá, vô tri vô giác không nhận thức được những gì đang diễn ra xung quanh. Một chi tiết miêu tả khá nhỏ nhưng có sức khái quát lớn, Tô Hoài đã gián tiếp tố cáo chính cha con nhà thống lí Patra đã biến một con người đồng cảm trở nên vô cảm. Nhưng đêm nay, tâm hồn Mị đã sống dậy khi Mị nhìn thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai lõm má đã xám đen lại” của A Phủ. Mị “chợt nhớ lại đêm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia, nhiều lần nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được”. Tô Hoài đã miêu tả dòng nước mắt của A Phủ rất chân thật, tự nhiên, giàu sức gợi. Cách miêu tả đó gợi cho chúng ta liên tưởng đến khuôn mặt hốc hác của A Phủ đã mấy ngày đêm bị trói, A Phủ khóc, chắc chắn lúc đó A Phủ đang tủi nhục lắm, xót xa lắm cho thân phận, số kiếp của mình. Mị nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ đồng nghĩa với việc Mị đang nhận thức được những gì xảy ra xung quanh mình, đó là dấu hiệu của sự hồi sinh trong tâm hồn Mị. Ý thức được hiện tại, cô nhớ về quá khứ và cô thấy thương cho thân mình, Mị xót xa cho thân phận bị vùi dập về thể xác lẫn tinh thần, hơn ai hết Mị ý thức được nỗi đau khi mất tự do.Tô Hoài đã rất thấu hiểu và đồng cảm với nỗi đau của Mị, của A Phủ và của những người dân bị áp bức ở Tây Bắc qua những lời miêu tả rất giản dị và chân thực. Từ thương mình Mị thương cho người cùng cảnh ngộ”Cơ chừng đêm mai là người kia chết,chết đau,chết đói, chết rét,phải chết”. Một câu văn ngắn nhưng từ “chết” xuất hiện tới năm lần nhấn mạnh cái “chết” sắp cận kề A Phủ vì A Phủ bị trói mấy ngày rồi mà Mị thiết nghĩ A Phủ không đáng chết. Mị còn nhớ lại “trời ơi,nó bắt trói đứng người ta đến chết người đàn bà này trước cũng ở cái nhà này”. Mị nhận ra “ chúng nó thật độc ác”, “Chúng nó “ ở đây là cha con thống lý đại diện cho bọn phong kiến,lúc này Mị nhận thức rõ bộ mặt kẻ thù. Lúc này về mặt tình cảm Mị thấy thương cho hoàn cảnh của A Phủ, về mặt tinh thần Mị ý thức được bộ mặt thật của nhà thống lý Patra, tác giả có cách miêu tả hợp tình hợp lí.Tô Hoài đã miêu tả tỉ mỉ đoạn Mị cở trói cho A Phủ. Tình thương ấy lớn dần, không thể nhìn A Phủ chết “Mị rón rén bước lại, Mị rút con dao nhỏ căt lúa, cắt nút dây mây”. Đến lúc gỡ hết dây trói thì Mị hốt hoảng chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay…” rồi nghẹn lại. Việc Mị quyết địnhcởi trói giải thoát cho A Phủ - người cùng cảnh ngộ là kết quả thiết yếu của một quá trình hội tụ đủ những  yếu tố khách quan và chủ quan. Cho đến lúc này Mị vẫn chưa có ý định chạy theo A Phủ vì Mị nghĩ mình làm dâu nhà thống lí thì mình sẽ chết rục xương ở đây cho nên Mị đứng lặng trong bóng tối rồi Mị vụt chạy cùng A Phủ. ý nghĩa, biểu hiện của giá trị nhân đạo?

 Có một câu văn  ngắn “Mị đứng lặng trong bóng tối” để miêu tả khắc họa rõ nét hơn tâm trạng của Mị, chắc chắn lúc đó Mị đang rất hoảng sợ vì trong đêm tối chỉ có Mị còn thức. Việc Mị chạy theo A Phủ sau này chỉ là do tự phát chứ không có chủ đích trước chắc chắn trong giấy phút đứng lặng trong bóng tối đó bao nhiêu hình ảnh đau thương tủi nhục đã hiện về trong tâm trí Mị và nhận ra nếu mình ở lại mình sẽ chết. Thế nên Mị quyết định chạy thoe A Phủ. Hành động của Mị cho ta thấy Mị không chỉ giải thoát cho A Phủ mà còn giải thoát cho cuộc đời mình chạy khỏi áp bức tìm hạnh phúc tìm một tương lai tươi sáng hơn.ý nghĩa, biểu hiện của giá trị nhân đạo?

Qua đoạn trích “VCAP”,TH tố cáo tập tục lạc hậu những tội ác của bọn phong kiến,thực dân. Không những thế ông cỏn bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc với những khổ đau mà nhân vật Mị trải qua nói riêng và người dân Tây Bắc nói chung. Và TH luôn đặt niềm tin và sự trân trọng đối với khát vọng sống tốt đẹp của con người trong bất kì hoàn cảnh gian truân nào.Khái quát ý nghĩa, thông điệp chung mà tác giả muốn gửi đến bạn đọc qua  nhân vật và tác phẩm è giá trị hiện thực và nhân đạo?


Nhân vật trung tâm Mỵ được xây dựng thành công và là hình ảnh văn học đặc sắc. Tài năng độc đáo của Tô Hoài là cách kể chuyện đi từ hiện tại đến quá khứ rồi lại đến hiện tại, xây dựng lên những nghịch cảnh diễn biến tinh vi trong con người Mỵ. Một cô gái xinh đẹp nhưng gánh chịu số phận đa đoan, một nội tâm đầy mâu thuẫn. Các tình tiết viết về Mỵ hầu hết là đối thoại nội tâm, hay nói cách khác Mỵ hiện lên troing truyện bằng những tình tiết thoát ra từ miêu tả nội tâm. Những cuộc đối thoại nội tâm đã dẫn đến kết cục bất ngờ nhưng hoàn toàn hợp lý và lo gic. Hơn thế Tô Hoài còn sử dụng nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật một cách sâu sắc đặc biệt trong đêm tình mùa xuân và đêm cứu A Phủ mà thành công nhất chính là ông đã sử dụng hình ảnh giọt nước mắt của A phủ là đọng lực cho Mị để vùng dậy đấu tranh. Tất cả sự tài hoa ấy còn dc kết hợp với ngôn ngữ sinh đọng chọn lọc và sáng tạo , câu văn giàu tính tạo hình và đẫm chất thơ, tạo nên thành công cho tác phẩm.==> Tỉnh điển hình, tính hình tượng????
Sự lột xác của Mị đã tô đậm giá  nhân đạo của truyện “Vợ chồng A Phủ”. Từ tủi nhục cay đắng kiếp con dâu gạt nợ, Mị đã vùng dậy dành được tự do,hạnh phúc. Tô Hoài đã dành cho nhân vật Mị sự thương cảm sâu sắc tình người.Qua đó,tác giả cũng khẳng định khát vọng tự do, hạnh phúc,sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của người dân Tây Bắc.Vị trí của tác phẩm????






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Các bạn nhớ ghi tên người nhận xét theo cấu trúc: Lớp-Số thứ tự